Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật.

Bạn đang xem: Hình hộp chữ nhật lớp 8


Lý thuyết Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật

Bài giảng Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật

A. Lý thuyết

1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc

a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

- Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng (P). Kí hiệu .

- Nhận xét: Nếu một đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong (P) và đi qua điểm A.

*

- Ví dụ 1. Đường thẳng BC vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau CD và CP cùng nằm trong mp(DCPQ) nênBC⊥mpDCPQ

*

b) Hai mặt phẳng vuông góc

- Mặt phẳng (P) gọi là vuông góc với mặt phẳng (Q) nếu mặt phẳng (P) chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (Q). Kí hiệu P⊥Q.

*

- Ví dụ 2.

Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ. Chứng minh rằngmpABCD⊥mpABNM

*

Lời giải:

Ta có BN vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AB và BC của mặt phẳng (ABCD) nênBN⊥mpABCD

Lại có: BN nằm trong mp(ABNM) nên mpABCD⊥mpABNM.

2. Thể tích hình hộp chữ nhật

- Cho hình hộp chữ nhật có kích thước các cạnh là a; b; c (cùng đơn vị độ dài) thì thể tích hình hộp chữ nhật là V = a.b.c.

- Thể tích hình lập phương cạnh a là V = a3.

Ví dụ 3. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB = 4cm; AD = 6cm; AA’ = 5cm. Thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là

V = 4.6.5 = 120 cm3

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ có AB = 6cm; BC = 8cm và thể tích của hình hộp là 480cm3. Tính BM?

Lời giải:

*

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

V=AB.BC.AM⇒AM=VAB.BC=4806.8=10cm

Áp dụng định lý pyta go vào tam giác vuông ABM có:

BM2 = AM2 + AB2 = 102 + 62 = 136 nên BM=136cm

Bài 2. Cho hình lập phương có thể tích là: 64cm3. Tính diện tích toàn phần của hình lập phương?

Lời giải :

Gọi a là độ dài cạnh của hình lập phương

Thể tích của hình lập phương là;

V = a3 = 64 nên a = 4 cm

Suy ra, diện tích 1 mặt bên của hình lập phương là:

S = a2 = 16cm2

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

6.16 = 96cm2

Bài 3. Cho một hình hộp chữ nhật có các kích thước tỉ lệ với 3; 4; 5 và thể tích của hình hộp là 60cm3. Khi đó, kích thước lớn nhất của hình hộp là:

Lời giải:

Gọi kích thước của hình hộp chữ nhật đã cho là a, b, c

Vì các kích thước tỉ lệ với 3; 4; 5 nên:

a3=b4=c5=t

Thể tích của hình hộp là:

V = abc nên: 3t. 4t. 5t= 480

Suy ra: 60t3 = 60 nên t = 1

Do đó, a = 3cm; b = 4cm; c = 5cm

Vậy cạnh lớn nhất của hình hộp là 5cm

Bài 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương l50 cm2. Tính thể tích của nó?

Lời giải:

Hình lập phương có 6 mặt, diện tích mỗi mặt là;

150 : 6 = 25 cm2

Độ dài mỗi cạnh là: 25=5cm

Thể tích của hình lập phương là V = 53 = 125 cm3.

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 3: Thể tích hình hộp chữ nhật

Bài 1: Thể tích của một hình lập phương a (cm) là:

A. a3 (cm3)

B. 2a3 (cm3)

C. 3a3 (cm3)

D. 6a (cm3)

Hiển thị đáp án

Bài 2: Tính thể tích của một hình lập phương, biết rằng đường chéo của hình lập phương bằng 33cm.

A. 27 cm3

B. 273cm3

C. 183cm3

D. 18 cm3

Hiển thị đáp án

Gọi a là cạnh của hình lập phương. Theo định lý Pitago ta có:

AC’2 = AC2 + CC’2

= AB2 + BC2 + CC’2

= a2 + a2 + a2 = (33)2 = 27

⇔ 3a2 = 27 ⇔ a2 = 9

⇔ a = 3

Từ đó a = 3 (cm). Thể tích của hình lập phương bằng 23 = 27 (cm3)


Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các số đo trong lòng bể là: dài 4 m, rộng 3 m, cao 2, 5 m. Biết 34bể đang chứa nước. Hỏi thể tích phần bể không chứa nước là bao nhiêu?

A. 30 m3

B. 22, 5 m3

C. 7, 5 m3

D. 5, 7 m3

Hiển thị đáp án

Vì bể nước có dạng hình hộp chữ nhật nên ta tính được thể tích bể nước là:

V = 4.3.2, 5 = 30 m3

Vì 34bể đang chứa nước nên thể tích phần bể chứa nước là:

V(chứa nước) = 34V

= 3430 = 22, 5 m3

Vậy thể tích phần bể không chức nước là:

V(không chứa nước) = V – V(chứa nước)

= 30 – 22, 5 = 7, 5 m3


Bài 4: Hình lập phương A có cạnh bằng 12cạnh hình lập phương B. Hỏi thể tích hình lập phương A bằng bao nhiêu phần thể tích hình lập phương B

A.18

B.78

C. 14

D.12

Hiển thị đáp án

Gọi chiều dài một cạnh của hình lập phương A là a.

Vì hình lập phương A có cạnh bằng 12cạnh của hình lập phương B nên chiều dài 1 cạnh của hình lập phương B là 2a

Thể tích hình lập phương A là:

VA = a3.

Thể tích hình lập phương B là:

VB = (2a)3 = 8a3

=> VB = 8VA

=> VA = 18VB

Vậy thể tích hình lập phương A bằng18 thể tích hình lập phương B


Bài 5: Hãy chọn câu đúng. Hình hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt là: a, 2a, a2thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

A. a2

B. 4a2

C. 2a2

D. a3

Hiển thị đáp án

Bài 6: Hãy chọn câu đúng. Cạnh của một hình lập phương bằng 5 cm khi đó thể tích của nó là:

A. 25 cm3

B. 50 cm3

C. 125 cm3

D. 625 cm3

Hiển thị đáp án

Bài 7: Một người thuê sơn mặt ngoài của 1 cái thùng sắt không nắp dạng hình lập phương có cạnh 0, 8m. Biết giá tiền mỗi mét vuông là 15000 đồng. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền?

A. 48000 đồng

B. 64000 đồng

C. 45000 đồng

D. 96000 đồng

Hiển thị đáp án

Thùng sắt (không nắp) có dạng hình lập phương

=> Thùng sắt có 5 mặt bằng nhau.

Diện tích một thùng sắt là:

S = 0, 82 = 0, 64 m2

Ta có diện tích mặt trong thùng sắt bằng diện tích mặt ngoài thùng sắt. Vậy diện tích mặt trong và mặt ngoài thùng sắt là:

Smt = Smn = 5S = 5. 0,64 = 3,2 m2

Số tiền người thuê sơn thùng sắt cần trả là:

3, 2 .15000 = 48000 đồng.


Bài 8: Hãy chọn câu đúng. Hình hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt là: a, a, 2a thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

A. a2

B. 2a3

C. 2a4

D. a3

Hiển thị đáp án

Bài 9: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính (không nắp) có chiều dài 1 m, chiều rộng 70 cm, chiều cao 60 cm. Mực nước trong bể cao 30 cm. Người ra cho vào bể một hòn đá thì thể tích tăng 14000 cm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu.

Xem thêm: Đề Kiểm Tra Giữa Kì 2 Sinh 12 Có Đáp Án (Trắc Nghiệm, Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 12

A. 40 cm

B. 30 cm

C. 32 cm

D. 35 cm

Hiển thị đáp án

Đổi 1m = 100 cm

Thể tích phần bể chứa nước ban đầu là:

V = 100.70.30 = 210000 cm3

Sau khi cho vào một hòn đá thể tích tăng 14000 cm3. Vậy thể tích phần bể chứa nước lúc sau là:

V1 = V + 14000

= 210000 + 14000 = 224000 cm3

Vì chiều dài và chiều rộng bể nước không thay đổi nên sự thay đổi là do chiều cao mực nước thay đổi. Gọi chiều cao mực nước lúc sau là h cm. Ta có:

V = 100.70.h = 224000

=> h = = 32 cm


Bài 10: Một người thuê sơn mặt trong và mặt ngoài của 1 cái thùng sắt không nắp dạng hình lập phương có cạnh 0, 8m. Biết giá tiền mỗi mét vuông là 15000 đồng. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền?

A. 86000 đồng

B. 69000 đồng

C. 96600 đồng

D. 96000 đồng

Hiển thị đáp án

Thùng sắt (không nắp) có dạng hình lập phương

=> Thùng sắt có 5 mặt bằng nhau.

Diện tích một thùng sắt là:

S = 0, 82 = 0, 64 m2

Ta có diện tích mặt trong thùng sắt bằng diện tích mặt ngoài thùng sắt. Vậy diện tích mặt trong và mặt ngoài thùng sắt là: